Tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê mới nhất gần đây cho thấy, có tới hơn 60% trẻ nhỏ sẽ bị mắc chứng bệnh trào ngược bao tử ở những năm tháng đầu đời, nhất là ở trẻ dưới 1 năm tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ càng lớn, triệu chứng của bệnh sẽ càng giảm đi. Vậy khi xuất hiện chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh nên làm gì, chăm sóc ra sao để làm giảm nhẹ triệu chứng. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có được câu trả lời cho khúc mắc này.


Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Sau khi nuốt thức ăn từ miệng xuống dạ dày, thực phẩm sẽ cần phải đi quan một các ống gọi là thực quản. Ở điểm nối giữa thực quản và bao tử có một cơ quan có nhiệm vụ đóng thực quản lại, ngăn không cho thức ăn trào ngược lại lên miệng. Cơ quan này có tên gọi là cơ hoành dạ dày và cơ vòng thực quản. Do thành niêm mạc dạ dày và thực quản đã bị tổn thương nên việc hoạt đông của cơ hoành và cơ vòng này sẽ không tốt. Chức năng đóng mở sẽ bị đảo lộn khiến thức ăn dễ dàng bị trào ngược lên thực quản. Đó chính là chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh.
trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh


Nhận biết trẻ bị trào ngược thực quản sinh lý hay bệnh lý


Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tình trạng trớ sữa là điều không có gì làm lạ. Bởi mặc dù bị trào ngược sữa nhưng trẻ vẫn lên cân đều, ăn đều đặn,... Đây là chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh gọi là sinh lý. Triệu chứng này sẽ dần hết khi trẻ lớn dần lên.
Còn khi trẻ lớn hơn 1 tuổi mà vẫn bị biểu hiện này thì khả năng là bé đã bị bệnh lý trào ngược dạ dày. Khi này, cơ thể bé sẽ gầy gò, chậm tăng cân, lười ăn hoặc sợ ăn, hay thở khò khè, dần sẽ bị viêm phổi,... Lúc này, tốt hơn cả là các mẹ nên đưa bé đến tìm các bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị hợp lý.
Nhận biết trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
Nhận biết trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản


Đối với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu xem là trẻ bị là do sinh lý hay là chứng bệnh lý gây nên. Nếu chỉ là sinh lý, thì các bà mẹ có thể áp dụng những cách điều trị sau.
Chia nhỏ bữa chính thành các bữa phụ, tăng số lần bú trong ngày nên nhiều lần hơn. Tư thế cho trẻ bú cũng cần chú ý, luôn giữ thẳng người khi cho trẻ bú, thi thoảng gãi nhẹ lưng cho trẻ dễ tiêu hóa hơn. Tuyệt đối không vác trẻ lên vai bởi sẽ làm trẻ dễ bị trào ngược sữa ra bên ngoài.
Làm đặc sữa là cách giúp hạn chế biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Chỉ cần cho thêm một chút bột gạo vào sữa là có thể yên tâm cho bé uống sữa mà không lo bé bị trào ngược. Nên chọn núm vú phù hợp với miệng của trẻ để sữa dễ dàng chảy xuống dạ dạ dày của trẻ. 

Sau khi cho bé bú sữa, không nên đặt bé nằm ngay bởi sẽ gây ra triệu chứng trào ngược. Nên cho trẻ nghỉ khoảng một giờ đồng hồ rồi mới cho trẻ nằm. Chú ý luôn giữ trẻ thẳng người để tránh trào ngược dạ dày. Khi cho trẻ nằm, cần lưu ý kê cao gối cho bé để dạ dày luôn thấp hơn thực quản. Đây là cách hạn chế triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh hữu hiệu nhất.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần hạn chế cho bé dùng những thực phẩm chua, chát, dầu mỡ,... để tình trạng bệnh không tiến triển xấu đi.

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ là căn bệnh có thể dễ dàng chữa trị nếu biết cách và cho trẻ ăn uống, vận động một cách hợp lý. Bệnh sẽ khỏi nhanh nếu các bậc cha mẹ tạo cho trẻ một không gian, môi trường sống lành mạnh.





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm amidan mãn tính quá phát: Cách điều trị hiệu quả

Người bị trào ngược dạ dày kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe

các triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản độ A